Chuyên đề dạy học theo định hướng STEM với chủ đề: “ TÌM HIỂU VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG – MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN ”

Edu Admin

4 năm trước

1119 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo

Thực hiện: Giáo viên trong tổ bộ môn : Lịch Sử, Địa Lý, Sinh Học, Anh Văn và Liên Đội trường THCS Hàng Gòn.

Video giới thiệu:

 

GIỚI THỰC ẬT TẠI KHU MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN

Khu mộ cổ nằm trên vùng sinh học địa lí đất đỏ bazan khu vực Đông Nam Bộ, tọa lạc tại khu vực dân cư, nơi đây đã được trùng tu, sửa chữa và chăm sóc nhiều lần, nên hệ thực vật không còn nét hoang sơ, cụ thể, có thể chia làm 3 nhóm như sau :

  • Nhóm cây gỗ lớn, sống lâu năm. Cây sao, cây xà cừ …
  • Nhóm cây cỏ ( thảm thực vật)
  • Nhóm cây cảnh.
  • Nhóm cây lá rộng thường xanh : chủ yếu là cây họ dầu (gỗ dầu), được người dân địa phương kết hợp với nông trường Hàng Gòn trồng và chăm sóc đến nay có tuổi đời hơn 20 năm. Kết hợp với cây trồng địa phương bao quanh khu mộ phần lớn là rừng  cao su
  • Cây lá rộng thường xanh nửa rụng lá : Chủ yếu là cây cao su, đây cũng là giống cây công nghiệp đặc trưng tại địa phương, thường thay lá trong mùa khô.
  1. Thảm thực vật :

Thảm thực vật nơi đây cũng phát triển theo mùa, vào mùa mưa, thảm thực vật phát triển mạnh, tương đối đa dạng, gồm các loại : Cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ bông lau, các loại cây cây thân leo, thân bò, …

  1. Cây cảnh :
  • Một số loại cây không hoa như  : cây trắc bách diệp, cây phất dụ ( cây phát tài, cây dứa Agao, cây ánh dương,
  • Một số loại cây có hoa như : hoa giấy, cây chiều tím, cây sam đất

GIỚI THIỆU  MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN

         Nhìn từ bên ngoài, mộ cổ dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét, hình hộp chữ nhật được ghép bởi sáu tấm đá hoa cương ( giống như quan tài bằng đá ) được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, nặng khoảng 30 - 40 tấn, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10m X 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm .

      Theo các nhà địa chất, 6 tấm đá hoa cương được sử dụng làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang (ngày nay). Để di chuyển những khối đá lớn hàng chục tấn đi quãng đường xa trên 100km trong điều kiện không có đường thủy lẫn đường bộ là một kỳ tích của những người xây mộ. Sau khi mộ cổ được phát hiện, ông H.Parmentier (Chủ sự Sở Khảo cổ) đã 3 lần khảo sát hiện trường và nhận định rằng đã có một hệ thống ròng rọc để nâng và hạ nắp mộ... Tấm nắp đậy dày khoảng 30 cm, hơi cong, phủ ra khỏi mép các tấm vách (dày và to hơn các tấm đá khác), người ta ước lượng chỉ riêng tấm nắp đậy đã nặng hơn 10 tấn!. "Chiếc hộp bằng 6 tấm đá" này được ghép chặt với nhau bằng hệ thống rãnh đục dưới nắp mộ và tấm đáy. Chỉ bằng những mảnh ghép đơn giản như thế nhưng ngôi mộ đã bền vững qua hàng thiên niên kỷ. Hai bên mộ còn có 2 hàng trụ bằng đá hoa cương và sa thạch (2 trụ đá hoa cương có tiết diện hình chữ nhật cao 7,5m và 10 cột sa thạch có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 10m), trên đầu các trụ đá đều được khoét lõm hình yên ngựa.

    là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật của các tộc người cổ ở Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng. Chắc hẳn người cổ ở Đồng Nai với sức mạnh đại đoàn kết và tài năng sáng tạo đã vượt qua bao khó khăn để dựng nên một kỳ tích còn lưu lại cho hậu thế.

 

    Mảnh đất hình chữ S với 63 tỉnh thành đều ghi dấu lịch sử của cha ông ta với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó phải nhắc đến  Đồng Nai. Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ là nơi ẩn chứa nhiều dấu tích của cư dân cổ từ thời tiền sử và sơ sử. Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học từ trước đến nay, có thể khẳng định rằng trên địa bàn Đồng Nai có hàng trăm địa điểm, di tích được phát hiện, nghiên cứu. Song chỉ có một di tích được công nhận là di tích khảo cổ học, đó chính là mộ cổ Hàng Gòn.

Và đây là di tích Mộ Cự Thạch Hàng Gòn, thuộc di tích Hàng Gòn 7, tọa lạc tại xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Năm 1984, Bộ VH-TT (Nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng Mộ Cự Thạch Hàng Gòn vào di tích Quốc gia.

Như chúng ta biết, vào thập niên 20 của thế kỷ XX, Biên Hòa là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một trong những địa bàn được chính quyền thuộc địa Pháp đẩy mạnh khai thác các ngành công nghiệp, chủ yếu là khai thác rừng và thành lập các đồn điền cao su. Riêng Hàng Gòn trước đây là đồn điền tư nhân, thuộc sở hữu của ông Wiliam Bazé. Theo người dân địa phương, Wiliam baze’ cho trồng các cây gòn ở quanh các ven khu đồn điền. Để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa, chính quyền lúc bấy giờ thực hiện việc nâng cấp các tuyến đường ở các đồn điền cao su và phục vụ cho việc khai thác lâm sản.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa xuân năm 1927, khi kỹ sư người Pháp tên là Jean Bouchot được giao chủ trì công trình mở đường số 2 từ Long Khánh đi Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi đang chỉ huy thi công tuyến đường này, kỹ sư Jean Bouchot đã được thông báo có “các tảng đá hình thù kỳ lạ” trong phạm vi đồn điền. Trong số đó có một tảng đá khá lớn dựng dưới một gốc cây cổ thụ. Mặc dù là kỹ sư cầu đường nhưng Jean Bouchot rất thích thú với sự phát hiện những dấu tích trên vùng đất đỏ bazan này. Vì thế, từ những thông tin ban đầu ông đã thông báo cho Viện Viễn Đông Bác Cổ. Trường Viễn Đông Bác Cổ đã nghiên cứu thực địa và giao cho ông Jean Bouchot chủ trì khai quật lần đầu tiên.

Từ đây, tại địa điểm phát hiện những tảng đá, cuộc khai quật được tiến hành với lối mở theo hình tròn lòng chảo, bắt đầu được diễn ra trong khoảng thời gian từ 14/04 đến 16/05/1927.

Khi những lớp đất được khai quật lên, không chỉ một tảng đá mà nhiều trụ cột đá với kích cỡ, độ dài khác nhau đã dần lộ diện. Chúng được cắm thẳng hay xiên chéo chung quanh một phòng mộ được làm bởi những tấm đá hoa cương lớn trông khá kỳ bí vì ẩn sâu dưới lòng đất. Những gì ẩn chứa bên trong lòng đất đã kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng và đặt ra những giả thuyết của nhiều người.

Kết quả cuộc khai quật đã làm phát lộ một cụm di tích với nhiều trụ đá và một hầm mộ được ghép bởi nhiều tấm đá: Tổng cộng có 12 trụ đá xếp thành 2 hàng. Hầm mộ được cấu tạo bởi các tấm đan bằng đá hoa cương lớn theo kiểu hình hộp chữ nhật. Các tấm đá được mài nhẵn phía bên ngoài, bên trong đẽo gọt sơ sài. Bốn tấm đứng làm vách và hai tấm ngang làm mặt đậy và nắp đậy. Kích thước hầm mộ chiều dài 4,2 mét; chiều ngang 2,70 mét; cao 1,6 mét. Nắp mộ dày nhất trong các tấm đan của mộ, khoảng 30 cm. Các tấm đan còn lại thì mỏng hơn, khoảng từ 20 cm đến 25 cm. Riêng nắp đậy, theo cách tính tỷ trọng của đá hoa cương, người ta ước tính chung trọng lượng khoảng 10 tấn. Các tấm đan của mộ được lắp ghép với nhau bằng rãnh trông đơn giản nhưng rất bền chặt. Hệ thống rãnh đục rộng khoảng 10 cm và sâu từ 4 cm đến 5 cm.

Theo các nhà địa chất, 6 tấm đá hoa cương được sử dụng làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang (ngày nay). Để di chuyển những khối đá lớn hàng chục tấn đi quãng đường xa trên 100km trong điều kiện không có đường thủy lẫn đường bộ là một kỳ tích của những người xưa. Sau khi mộ cổ được phát hiện, ông H.Parmentier đã 3 lần khảo sát hiện trường và nhận định rằng đã có một hệ thống ròng rọc để nâng và hạ nắp mộ.... “Chiếc hộp bằng 6 tấm đá” này được ghép chặt với nhau bằng hệ thống rãnh đục dưới nắp mộ và tấm đáy. Chỉ bằng những mộng ghép đơn giản như thế nhưng ngôi mộ đã bền vững qua hàng thiên niên kỷ.

Một giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra là: Người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế. Đây là một công trình giống như “thạch tự tháp” của miền văn hóa sông Đồng Nai. Tuy nhiên, điều thú vị là loại đá hoa cương của ngôi mộ này không hề có ở Đồng Nai.

Sau khi phát hiện, nghiên cứu và được công bố rộng rãi, những giá trị của di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn đã được ghi nhận, đánh giá. Năm 1930, mộ Hàng Gòn được Viện Viễn Đông Bác Cổ liệt hạng, ghi vào danh mục di tích lịch sử với tên gọi “Mộ Đông Dương, Mộ Dolmen Hàng Gòn Xuân Lộc - Biên Hòa” và đứng ở vị trí thứ 38 trong bảng danh sách di tích ở Nam Kỳ năm 1930.

Kể từ sau đợt khai quật lần thứ nhất, di tích mộ Hàng Gòn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu được tác giả công bố như năm 1927, 1929, 1955, 1961, 1963….

Năm 1991, Mộ cự thạch Hàng Gòn được tu bổ, tôn tạo dựa trên các cứ liệu khoa học công bố. Các trụ đá hoa cương và sa thạch xếp gọn gàng quanh mộ, hệ thống hàng rào, sân đường nội bộ được thiết kế thi công, tạo nên diện mạo như ngày nay.

Năm 1995, phát hiện một tấm đá hoa cương và hai trụ sa thạch không hoàn chỉnh cách mộ khoảng 60m ở phía nam từng làm xôn xao dư luận về khả năng có một hầm mộ thứ hai. Bảo tàng Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học vùng Nam bộ khai quật. Kết quả cho thấy đây không phải hầm mộ mà là một công xưởng chế tác đá phục vụ cho việc dựng mộ cự thạch. Để có cơ sở lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Mộ Cự Thạch Hàng Gòn,

Năm 2006 Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học - Viện Khoa học vùng Nam bộ tiến hành đào thám sát và khai quật xung quanh mộ nhằm thu thập thông tin tư liệu đầy đủ để phục vụ cho công tác phục dựng và tôn tạo di tích.

 

Tiếp đến năm 2007, đoàn khảo sát khai quật, tiếp tục tìm thấy nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đá, các dụng cụ bàn mài, các cột đá và những vết đất cháy, than tro. Đặc biệt, trong xưởng chế tác đá đoàn khảo sát phát hiện những tấm đá, cột đá, nhiều phế vật mảnh tước đá và nhiều công cụ lao động. Qua đó, các nhà khoa học cho rằng, người xưa đã vận chuyển những khối đá lớn về Hàng Gòn để gia công tạo ra những tấm đan, cột đá sử dụng cho kiến trúc mộ. Các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán cho rằng, chủ nhân của Mộ Cự thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự; niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.

Khu vực bên ngoài khuôn viên hầm mộ, các nhà nghiên cứu cũng thu được các loại hình đồ dùng sinh hoạt được chôn theo người chết. Hầu hết đồ gốm được làm bằng tay, khá đẹp, đạt trình độ khá cao, chất liệu phù hợp với chức năng sử dụng của từng loại hình đồ đựng. Cũng theo ghi nhận của Ban Quản lý di tich danh thắng Đồng Nai, việc thu được hai hiện vật tù và bằng đồng trong đợt thám sát năm 2006 cho thấy chúng có quan hệ với phát hiện vũ khí qua đồng Long Giao, cách Hàng Gòn khoảng 5km trong ý nghĩa là một ph  ần tổ hợp vũ khí của những chiến binh. Năm 2015, Thủ tướng chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015.

Nhiều năm trôi qua, kể từ ngày phát hiện biết bao tài liệu trên thế giới đã giới thiệu, nghiên cứu về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn. Chính vì vậy, ngày nay Mộ cự thạch Hàng Gòn là điều không thể thiếu được đối với các đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước. Đó là bằng chứng sinh động cho thấy giá trị lớn lao của công trình kiến trúc này. Những cái lớn lao ở đây không hề lệ thuộc vào thước tấc của công trình mà chính nó chứa đựng khối óc sáng tạo của những người lao động xây dựng. Mộ Cự Thạch Hàng Gòn minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, tài năng sáng tạo của người việt cổ Đồng Nai. Trong thời đại xã hội cách đây hàng nghìn năm con người vận chuyển bằng sức người vượt qua trở ngại thiên nhiên, nâng hạ những tấm đá hoa cương có trọng lượng hàng chục tấn bằng hệ thống ròng rọc trụ đá, cây và dây rừng để xây dựng nên hầm mộ. Đây là một thành tựu kỳ diệu, độc đáo về nghệ thuật, kĩ thuật tạo tác đá của người xưa vùng Nam Á, góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về nền văn minh được giới khảo cổ mệnh danh là “Văn minh lưu vực sông Đồng Nai”. Đó chính là một điều vô cùng bí ẩn mà các nhà khảo cổ học cũng như tất cả chúng ta đang tìm hiểu và nghiên cứu.

Theo tín ngưỡng dân gian “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó người dân nơi đây lập một miếu nhỏ ngay cạnh di tích mộ cổ; lấy ngày 13/09 hàng năm làm ngày lễ vía ông Đá. Trong ngày này đã thu hút đông đảo người dân tham gia, để cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử; Đồng thời để ngày Di sản Văn hóa Việt Nam năm nay thực sự trở thành ngày hội lớn thắp sáng ngọn lửa văn hóa dân tộc trong trái tim người dân Việt Nam, từ đó trường tổ chức dự án Stem: “Khám phá di sản văn hóa địa phương”.

 

CU THACH HANG GON TOMB

Located next to Long Khanh city along the National Road 56 to Ba Ria-Vung Tau, the monument has been protected and attracted a lot of visitors, especially archaeological experts at home and abroad to study.

According to the documents of Dong Nai Monuments Management Board, Cu Thach Hang Gon tomb or local people also called "Ma Ong Da". During the French colonial period, Cu Thach Hang Gon tomb was located on the land of Xuan Loc rubber company, Binh Lam Thuong canton, Bien Hoa province, now belonging to Hang Gon commune, Long Khanh city, Dong Nai province and 50 km from Bien Hoa. kilometer.

In 1927, when opening the road No. 2 (now Highway 56), Mr. Jean Bouchot (French engineer) stumbled upon a rock rising from an old tree. After that, France provided the number of Vietnamese workers for Bouchot to officially excavate from April 14 to May 16, 1927 in the hope of finding gold and prohibited local employees from coming near and forcing workers to dig. because of the lack of tools and it is more difficult to conduct it in the long rainy season.

The results of this excavation were first published and described by Bouchot many times (in 1927, 1929). After that, H. Parmentier - Chairman of Indochina Archeological Service Archéologie de L, Indochine - also showed special interest with 3 visits to the tomb of Cu Thach Hang Gon. He described very carefully and in detail the size, shape of parts of the building.

Following the publication of Mr. Bouchot and the description of Parmentier (1929), the tomb of Cự Thạch Hàng Gon quickly became known and became a new interesting topic for archaeologists in the world such as H. Gaspardone in the newspaper. Indian Journal (Journal Greater InDia Social Caltutta N.1955), H. Loffs (1961), L. Malleret (1963) N. Saurin (1963). Many opinions as well as assumptions about the age, the owner posed around the tomb of Cu Thach are hotly debated.

Through comparative analysis, researchers have made a judgment that the owner of the Cigars tomb is a powerful figure, the leader of a tribe or alliance of mighty economic tribes and military; The dating of the monument was dated to 150 BC to 240 AD.

Through the above assessments, the tomb of Cu Thach Hang Gon was considered by archaeologists at that time to be the largest tomb representing the dolmen type in Asia. Tomb of Hang Thach Hang Gon is a form of tomb, composed of large granite and long pillars, weighing about 30-40 tons. The tomb has a rectangular shape of 4.2m long, 2.7 meters wide, 1.6 meters high, which is assembled by 6 quite smooth marble panels on the outside; 4 vertical slabs for use as partitions, 2 horizontal slabs for bottom surfaces and lids. The connection between the marble slabs thanks to the strong vertical groove system. Around the tomb, there are many 7.5 meters high marble pillars, cross-sectional area is 1.10m X 0.3m long, most of the pillars are carved into the saddle.

How are giant stones transported?

In 1982, 2006 and 2007, Dong Nai functional delegation cooperated with Archaeological Committee - Institute of Social Sciences to conduct a survey of the scale, survey and field measurement. The clean, clean tomb is located in the middle of the field of rubber farm workers and has many new findings. During the process of excavation and exploration, traces of burnt earth traces were discovered to form an arc with lots of coal ash and metal slag above; ceramic pieces on the body with patterned clay material and crushed mollusk shells; 2 prison and bronze detectors and 2 stone grinding tables with slung holes.

In 2007, the delegation continued to unearth and decipher the "secrets" of the tomb of Cu Thach Hang Gon. Many artifacts made of ceramics, stone, grinding tools, stone pillars and burnt earth traces and ashes.

In particular, in the stone workshop which had been found earlier, the survey team also found stone plates, stone pillars, many scrap pieces of scrap and many working tools. This shows that the ancients had transported large blocks of stone to Hang Gon to create and create knitting plates and stone pillars used for tomb architecture, to obtain large granite plates and long, heavy stone pillars. about 30-40 tons as discovered.

However, the question posed by many researchers is how the stones weighing tens of tons, originating from the Central Highlands and the provinces of the South Central Coast, were transported into Dong Nai by the time. pristine it.

According to Mr. Le Tri Dung, Director of Dong Nai Monuments and Landmarks Management Board: Although he has learned about the architecture, structure, materials, the dating of the formation of the tomb of Cu Thach Hang Gon. the subject is still inexplicable and gives solid answers to questions that have existed for nearly a hundred years since the site was discovered, such as: What residents built this architecture? How did the ancient people transport the stone pillars and pillars of granite weighing tens of tons from other locations to Hang Gon, which is a vast mountainous area, difficult natural terrain, waterways without ?

Or the ancient inhabitants used what technique to plant stone pillars and people

 

Chưa có đánh giá nào

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây