-= Học Tập Online =- Sinh.edu.vnhttps://sinh.edu.vn/uploads/logo.gif
Chủ nhật - 31/03/2024 08:14
Dạy học theo dự án nghĩa là gì? Phương pháp dạy học dự án hay phương pháp dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tấp phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng. Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của phươn pháp Dự án.
Những đặc điểm chính của phương pháp này: 1.Mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức; 2.Thời lượng trung bình hoặc dài (ttối thiểu vài tuần cho tới một học kỳ) 3.Đa ngành, đa lĩnh vực (nghĩa là nội dung giảng dạy đòi hỏi phải kết hợp kiến thức của nhiều ngành học, liên môn, tích hợp). 4.Vấn đề/ chủ đề đặc ra phải có tính thách thức và gây hứng thú với người học; 5.Người học làm trung tâm của hoạt động; 6.Hoạt động nhóm là hình thức làm việc chủ yếu; 7.Chủ đề phải liên hệ với những vấn đề mang tính thực tiễn; 8.Có thành phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn; 9.Mang lại cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống tích cực như kỹ năng quản lý thời gian, quản trị dự án, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tranh luận xây dựng,… 10.Sử dụng các công cụ có tính trực quan và công nghệ thông tin cao. Mục đích của phương pháp: •Tạo ra sản phẩm. Ví dụ: tổ chức hoạt động từ thiện cho trẻ em vung sâu, vùng xa, vùng núi; Tổ chức giới thiệu một thành tựu cải cách giáo dục của Tình nhà; Tổ chức các sự kiện cho “Tuần lễ ẩm thực” của trường,… •Thực hành nghiên cứu. Ví dụ: Động vật và phân loại trong khu vực địa phương; Tác động của âm nhạc đối với bò sữa; Dự án nghiên cứu về rác và cách giảm bớt rác trong nhà trường; Nghiên cứu và so sánh cây phả hệ… •Giải quyết một vấn đề. Ví dụ: làm thế nào để các phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường một cách hiệu quả; Tại sao loài khủng long lại biến mất; … Các dạng của phương pháp dạy học theo dự án: Phương pháp này có thể phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là số cách phân loại dạy học dự án: •Phân loại theo chuyên môn:
-Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học.
-Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau.
-Dự án ngoài chuyên môn: các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học , ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội của trường.
-Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án nhóm, dự án cá nhân. Dự án nhóm là hình thức dự án chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
-Phân loại theo sự tham gia của người dạy: Dự án do một giáo viên hương dẫn và dự án do nhiều giáo viên cộng tác hướng dẫn.
-Phân loại theo quỹ thời gian: dự án nhỏ ( từ 2-6 giờ học); dự án trung bình ( thực hiện trong một hoặc vài ngày, giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần ( hay 40 giờ học), có thể kéo dàu nhiều tuần.
Cách phân chia theo thời gian thường được áp dụng cho các trường phổ thông. Đối với chương trình đào tạo đại học , giảng viên có thể phân định quỹ thời gian lớn hơn. •Phân loại theo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại dự án theo các dạng sau:
-Dự án tìm hiểu : khảo sát thực trạng đối tượng.
-Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
-Dự án thực hành ( dự án kiến tạo sản phẩm): trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác…
-Dự án hỗn hợp: có nội dung kết hợp với các dạng đã nếu như trên.
-Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt nhau
Trong từng lĩnh vực chuyên môn người dạy có thể phân loại dựa trên các dạng dự án theo đặc thù riêng Cách thức tiến hành:
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của phương pháp Dự án làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cách chia các giai đoạn dạy học theo dự án thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Trong giai đoạn này người học chọn dự án dưới sự hướng dẫn của người dạy. Từ đó xây dựng đề cương cũng như cũng như kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí , phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Đây là bước đầu tiên và quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm phải cùng tham gia xây dựng và xác định:
•Mục tiêu cần hướng tới.
•Nhiệm vụ phải làm
•Sản phẩm dự kiến.
•Cách triển khai và thực hiện hoàn thành dự án.
•Thời gian thực hiện và hoàn thành. 1.Lựa chọn chủ đề của dự án: người dạy và người học cùng đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án. Người dạy có thể giới thệu một số hướng đề tài để người học chọn và cụ thể hóa thành chủ đề và mục đích dự án. Người dạy có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học chọn và cụ thể hóa thành chủ đề dự án chinh thức hoặc đề người học tự đề xuất đề tài. Chủ đề phải khơi nguồn bằng một ý tưởng có liên quan đền nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà người học quan tâm. Ví dụ:
•Đời sống hàng ngày.
•Văn hóa xã hội.
•Các vấn đề thời sự cập nhật
•Địa lý và sinh thai
•Các hoạt động cần thiết ( thể dục thể thao, sự kiện văn hóa, văn nghệ,…) 2. Xây dựng các tiểu chủ đề: ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển thành nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách :
•Kết hợp các ý tưởng.
•Xây dựng cấu trúc kiến thức.
•Xây dựng quy mô nghiên cứu.
•Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện. 3. Khơi gợi tính hứng thú của người học bằng cách giúp người học:
•Hiểu ý nghĩa của dự án minh thực hiện.
•Ước lượng được khả năng hoàn thành dự án.
•Nhận thức rằng sẽ học được nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới. 4. Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ :
•Ai? Làm nhiệm vụ gì? Ở đâu? Bằng phương tiện gì?
•Thời hạn hoàn thành? Tối đa? Tối thiểu?
•Kết quả? Sản phẩm? Giai đoan 2: Thực hiện dự án 1.Thu thập thông tin qua nhiều kênh như:
•Báo chí, internet, thư viện…
•Thực nghiệm, quan sát, điều tra, phóng vấn…
•Sách vở, tạp chí, phim ảnh,…
•Qua trao đổi thư tín- các mối liên hệ với xã hội bên ngoài… 2. Xử lý thông tin:
•Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích số liệu đưa kết quả dạng biểu đồ, đồ thị,…
•Biết cách nhìn biểu đồ để đánh giá, nhận xét, giải thích, rút ra kết luận; chẳng hạn giải thích được đâu là số liệu lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình,…và vì sao? 3. Thảo luận: Thường xuyên thảo luận, trao đổi, đánh giá nhận xét để chia sẻ dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết các vấn đề, kiểm tra tiến độ… 4. Trao đổi, xin ý kiến người dạy, người hướng dẫn: Trao đổi, gặp gỡ thường kỹ với người dạy nhằm đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án. Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả 1.Xây dựng sản phẩm
•Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng.
•Lựa chọn hình thức sản phẩm để trình bày. 2. Trình bày sản phẩm: Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn ( kịch, hát, múa, thơ,…) trưng bày triển lãm ( tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,..)powerpoint… 3. Đánh giá dự án: Người dạy và nguòi học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án được đánh giá từ bên ngoài. Quá trình đánh giá bao gồm các mặt sau:
•Nội dung/ Tiêu chí: Giá trị của sản phẩm ở chỗ nào?
•Rút ra được bài học gì? Kiến thức, kỹ năng, thai độ…
•Làm việc tập thể như thế nào?
•Học viên tham gia thoải mái và tích cực đến đâu?
•Cần tiếp tực phát huy những gì vào lần sau?
•Cần thay đổi những gì? Những điểm nào cần được cải thiện?
Giáo viên nên dùng kỹ thuật dạy học này trong những trường hợp nào?
Thông thường, giáo viên nên dùng phương pháp dạy học này cho những bài học mang tính tích hợp, gắn liền với thực tế.
Ví dụ:
•Nhựa và vài trò của nhựa trong cuộc sống ( Hóa học)
•Internet và những hệ lụy trong xã hội ( Tin học)
•An toàn và tiết kiệm điện trong gia đinh ( Vật lý)
•Sự phát triển nghệ thuật trong thời kỳ nhà Nguyễn (Lịch sử)
•Các ứng dụng của toán học trong đời sống ( Toán học) Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm:
•Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
•Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
•Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
•Phát triển khả năng sáng tạo.
•Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp.
•Rèn luyện kỹ năng khai thác thông tin một cách hiệu quả.
•Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
•Phát triển năng lực đánh giá.
•Tập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một vấn đề quan trọng; có thể bao gồm nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ môn khác nhau.
•Tạo cơ hội để học viên đưa ra nhiều sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Hạn chế:
•Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn kuyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
•Đòi hỏi nhiều thời gian.
•Không thay thế cho phương pháp Thuyết trình và các phương pháp dạy học bổ sung cho phương pháp truyền thống.
•Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chinh phù hợp.
Theo ThS Lê Viết Chung