Chương trình trải nghiệm sáng tạo (TNST)

Thứ tư - 01/04/2020 11:53
Trải nghiệm sáng tạo (TNST) là một bộ phận của quá trình hoạt động giáo dục (HĐGD) là HĐGD có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch khoa học thông qua thực hành nhằm trang bị khả năng tự lập, thích ứng nhanh với các điều kiện sống của xã hội, tự phục vụ bản thân, quan tâm chia sẻ với mọi người. Qua hoạt động TNST học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, sáng tạo, tự giác của bản thân. Hoạt động TNST là hoạt động tập thể tại tiết học, tại trường và bên ngoài trường học trên tinh thần tự chủ, phát triển kỹ năng cá tính, mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động TNST có nội dung đa dạng, phong phú và mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức, kỹ năng của liên môn.
Chương trình trải nghiệm sáng tạo (TNST)

I. Hoạt động giáo dục chính: Dạy học và trải nghiệm sáng tạo.

  1. Thời lượng dạy học: lý thuyết chiếm khoảng 70% tổng thời gian môn học (tiết học 45 phút).
  2. Thời lượng trải nghiệm sáng tạo: 30% thời gian môn học.

II. Hoạt động TNST.

  1. Hoạt động TNST tại trường, tại lớp.
  2. Hoạt động TNST bên ngoài trường học.

III. TNST giúp học sinh hình thành những năng lực sau:

  1. Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động.
  2. Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống (yêu thương, tự chủ và trách nhiệm).
  3. Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân.
  4. Năng lực định hướng nghề nghiệp.
  5. Năng lực tự học, tự khám phá và sáng tạo.
  6. Năng lực thẩm mỹ, thể chất, giao tiếp, hợp tác.

IV. Các hình thức trải nghiệm sáng tạo.

  1. Hoạt động CLB: Cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu: Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, biểu đạt, trình bày, ý tưởng, viết bài, chụp ảnh, hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng quyết định và giải quyết vần đề; CLB học thuật, TDTT, văn hóa nghệ thuật, võ thuật, hoạt động thực tế, trò chơi dân gian,…
  2. Hoạt động chiến dịch: Vệ sinh môi trường, tình nguyện hè, chiến dịch mỗi người một cây cảnh,…
  3. Hoạt động nhân đạo: Giúp học sinh nghèo khó, Tết vì học sinh nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam, trái tim nhân ái,…
  4. Hoạt động giao lưu: Nhân vật điển hình,…
  5. Tổ chức sự kiện: Lễ khai mạc, khai trương (khai giảng), lễ kỷ niệm, Hội chợ quê, Halloween …
  6. Trải nghiệm tại lớp:

– Tổ chức thảo luận chủ đề: giáo viên hướng dẫn, học sinh chủ trì, dẫn dắt, thực hiện.

– Tổ chức trò chơi: giải trí, thư giãn (vào 10 phút cuối tiết học).

– Thảo luận chủ đề mở kết nối toàn cầu : Tương tác trực tuyến với cộng đồng giáo viên quốc tế.

– Tổ chức cuộc thi: Giải ô chữ, đố vui các địa danh, kể chuyện theo các chủ đề.

– Giao lưu với học sinh tiêu biểu của trường nghe trình bày những chủ đề, đề án đi thi được giải Thành phố, Quốc gia, Quốc tế.

  1. Trải nghiệm tại khu sinh thái Láng – Hòa Lạc.

– Tập làm người nông dân ( chăn nuôi cá, gà, vịt, lợn; trồng rau, cây ăn quả…)

  1. TNST tích hợp liên môn tại các địa phương:

– Văn, sử, địa, sinh và nghệ thuật: Nhân vật lịch sử và địa danh nổi tiếng, video, tiểu luận, tập ảnh,…

– Sản xuất: Nhà máy, công trường, làng nghề truyền thống,…

– Chiến đấu: Bộ đội, PCCC,…

  1. Trải nghiệm tại trường.

–   Trải nghiệm tại lớp, tại trường theo chủ đề kết nối toàn cầu (M365).

– Tập làm thủ thư tại trường, tập làm người bán hàng – canteen, người phục vụ ăn trưa cho học sinh,…

– Nấu ăn và phục vụ ăn trưa (Tiết 1 và tiết 4).

– Làm bánh và trang trí (Canteen bán sản phẩm).

– Trồng rau (đất, thủy canh tĩnh – động, nuôi cá, trồng rau).

– Là quần áo, khâu vá, đan len, thêu ren.

– Làm các sản phẩm thủ công từ phế thải: chai, nhựa, ống hút, lõi giấy vệ sinh, nắp chai, đồ dùng học tập với sticker và băng dính,…

– Làm các loại hoa giấy, cắt tỉa hoa, rau, củ, quả và cắm hoa,…

– Trải nghiệm STEM, thiết kế các chủ đề cuộc sống; thiết kế, lắp ráp điện cho một phòng học, một căn hộ, …

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây